Chặng đường 65 năm đồng hành, sát cánh với những hoàn cảnh khó khăn

Thứ hai - 07/11/2022 14:34
Năm 2022 đánh dấu chặng đường 65 năm lịch sử vẻ vang của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội. Đây là dịp để mỗi cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ Thủ đô vinh dự, tự hào ôn lại bề dày truyền thống 65 năm của Hội, đồng thời là cơ hội để mỗi người làm công tác nhân đạo thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong việc kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Thành ủy, UBND Thành phố giao. Tiếp tục viết tiếp những trang sử vẻ vang của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội
Ra đời trong gian khó
Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội được thành lập ngày 23/11/1957, ra đời từ những năm đầu sau giải phóng Thủ đô, ban đầu gặp rất nhiều khó khăn chỉ có 02 Phân hội, 40 hội viên, cán bộ thường trực, kinh phí, trụ sở của Hội đều dựa vào ngành Y tế; hoạt động còn đơn điệu, chủ yếu tham gia vận động vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh dịch, hỗ trợ người dân đi sơ tán trong chiến tranh, huấn luyện cứu thương và tham gia cứu thương. 
1111
Đại hội Đại biểu Chữ thập đỏ Thủ đô lần thứ V 
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Tây được thành lập ngày 6/5/1962, tên gọi ban đầu là Ban Hồng thập tự Hà Đông, gồm đại diện một số ngành liên quan, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt và là cơ quan Thường trực của Ban, những năm đầu mới thành lập Hội gặp nhiều khó khăn: cán bộ Hội chủ yếu do cán bộ ngành Y tế kiêm nhiệm; hoạt động của Hội còn hạn chế, gắn với một số hoạt động của ngành Y tế như công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh...
555
Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Tây lần thứ V
Trước những biến động to lớn về lịch sử của đất nước, cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ Thủ đô luôn phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong hòa bình, thời kỳ xây dựng đất nước khắc phục hậu quả chiến tranh.

Thực hiện Nghị quyết số 15/NQ/QH12 ngày 29/5/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, có hiệu lực từ ngày 1/8/2008. Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội đã hợp nhất với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Tây, tên gọi chung là Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội.

Ghi dấu với các hoạt động nhân đạo gắn với đối tượng cụ thể
Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, với sự cố gắng phấn đấu nỗ lực của lớp lớp cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ Thủ đô đã vượt mọi khó khăn thách thức, đạt nhiều thành tích xuất sắc. Nhiều chương trình, phong trào do Hội tổ chức đã ghi dấu ấn sâu đậm trong cộng đồng đưa công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ Thủ đô ngày càng khởi sắc. Hình ảnh, vai trò, vị thế của tổ chức Hội được nâng lên một bước, nhận được sự ghi nhận của Hội cấp trên, Thành ủy- UBND Thành phố cũng như sự đón nhận, tin tưởng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Đến nay, Hội Chữ thập đỏ Thành phố và Hội Chữ thập đỏ cấp huyện có 136 cán bộ chuyên trách (Cấp Thành phố có 21 cán bộ; Cấp huyện có 105 cán bộ); Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn có 579 cán bộ (569 cán bộ kiêm nhiệm, 10 cán bộ chuyên trách); 114 Hội cơ sở Trung tâm y tế, trường học, cơ quan, doanh nghiệp; 7.187 Chi hội với tổng số hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ 775.589 người, trong đó: Hội viên 163.546 người; Thanh thiếu niên 586.222 người; Tình nguyện viên 25.821 người.
KEN 3990
Xác định việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết về công tác Hội đến đội ngũ cán bộ làm công tác là quan trọng, cần thiết do đó luôn được các cấp Hội Chữ thập đỏ quan tâm triển khai. Tích cực triển khai việc thực hiện Luật hoạt động Chữ thập đỏ, Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư TƯ Đảng khóa X, Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Quán triệt các Nghị quyết sau mỗi kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các Chiến lược phát triển, Định hướng công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam…Từ đó để Hội Chữ thập đỏ các cấp xác định rõ nhiệm vụ, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thi đua mà Hội Chữ thập đỏ Thành phố đề ra. Với sự nỗ lực, cố gắng của toàn cấp Hội, kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội năm sau luôn cao hơn năm trước. Các chương trình, phong trào, cuộc vận động được triển khai hiệu quả gắn với điều kiện, tình hình phát triển chung của Thủ đô. Hoạt động Hội được tổ chức luôn gắn với điều kiện thực tiễn của từng cơ sở, đi sâu, đi sát vào các hoàn cảnh, địa chỉ cần trợ giúp để từ đó có những sự hỗ trợ hợp lý. Giúp những người gặp khó có thêm cơ hội vươn lên đón nhận cuộc sống tốt hơn. Hiệu quả công tác Hội góp phần cùng các cấp, các ngành chăm lo, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. Các cấp Hội Chữ thập đỏ trong toàn thành phố Hà Nội vinh dự được đón nhận nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước và Thành phố. 

Chỉ tính riêng trong 9 tháng năm 2022, tổng trị giá công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ Thành phố đạt trên 159 tỷ đồng đã trợ giúp cho hàng nghìn hoàn cảnh gặp khó. Kết quả đó được ghi nhận trên các mặt cụ thể: trong phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” năm 2022, toàn Hội vận động và trao tặng 132.228 suất quà tới các hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn, trị giá trên 58,7 tỷ đồng. Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động các cấp Hội đã xây, sửa được 138 ngôi nhà Chữ thập đỏ trị giá trên 5,7 tỷ đồng; trợ vốn cho 550 trường hợp trị giá 2,6 tỷ đồng; tặng 1.175 chiếc xe đạp trị giá 1,8 tỷ đồng.
 
279353132 2819436271694734 3033495387877021421 n
Tổ chức lễ phát động “Tháng nhân đạo và Kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 08/5/2022, tại buổi lễ phát động, các cơ sở Hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã hưởng ứng, ủng hộ trên 15,8 tỷ đồng.

Các cấp Hội Chữ thập đỏ vận động và tặng quà; trao trợ cấp đột xuất, hỗ trợ thường xuyên; tặng học bổng cho học sinh nghèo, trợ vốn, tặng bò, tặng xe lăn, xe đạp, hỗ trợ xây sửa nhà Chữ thập đỏ, tặng sổ tiết kiệm, bảo hiểm y tế và cứu trợ cho nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng thiên tai, bão lũ cho 123.829 trường hợp.Trị giá Công tác xã hội đạt trên 116,4 tỷ đồng.
 
Tặng BN, BG phòng dịch 9
Hội Chữ thập đỏ các cấp tổ chức khám bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe và cấp thuốc miễn phí trị giá trên 5,2 tỷ đồng; trao tặng 75.683 suất ăn miễn phí trị giá trên 1,8 tỷ đồng; phòng chống dịch Covid-19 đã trao tặng 10.220 chiếc khẩu trang, 530 bộ quần áo bảo hộ y tế, 330 đơn thuốc các loại và 1.687 suất quà hỗ trợ ngành y và nhân dân phòng chống dịch Covid-19. Trị giá công tác chăm sóc sức đạt trên 7,8 tỷ đồng. Công tác thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường học có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả các hoạt động cứu trợ trường học năm học 2021-2022 đạt trên 117,5 tỷ đồng. Công tác hiến máu tình nguyện ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu. Kết quả toàn thành phố đã tổ chức tiếp nhận được 202.828 đơn vị máu, trị giá trên 34,4 tỷ đồng.

Qua đó tính từ giai đoạn 2016-2021 tổng trị giá hoạt động toàn cấp Hội trên địa bàn thành phố đạt trên 1.804 tỷ đồng.

Viết tiếp các hành trình nhân ái
Tiếp tục phát huy những thành tựu, thành tích đạt được trong các năm qua, năm 2022 đánh dấu 65 năm xây dựng và phát triển của Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội. Là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ XI, giai đoạn 2022-2027, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa XI, tiếp tục thực hiện Nghị quyết tại Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 đã đề ra. 

Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò là một trong những đơn vị xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ của cả nước đề ra những phương hướng, kế hoạch hoạt động cụ thể. 

Tập trung thực hiện tốt Phong trào “Tết Nhân ái”  năm 2023 và “Tháng Nhân đạo - 2023”; triển khai sâu rộng Phong trào “Người tốt, việc thiện- Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”; Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”; Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật”;Chương trình “Trường tới trường - Kết nối yêu thương”; Chương trình“Bữa ăn miễn phí”cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện; Chương trình “Khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe và cấp thuốc miễn phí; vận động hiến máu tình nguyện, hiến mô và bộ phận cơ thể người; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa... nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với hoạt động khám bệnh nhân đạo, góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng nghèo, gia đình chính sách; ưu tiên các huyện nghèo, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo và tạo thành phong trào thường xuyên tại cộng đồng.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “Nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và hoạt động Chữ thập đỏ trong tình hình mới”; tiếp tục thực hiện Luật hoạt động Chữ thập đỏ; Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam"; Chiến lược “Phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” với chủ đề “Đổi mới vì sự phát triển bền vững”; giới thiệu về Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhiệm kỳ 2022-2027.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về  “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các chủ trương chính sách của Thành ủy, UBND Thành phố về phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện ở Thành phố.

Tiếp tục tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19; tuyên truyền phòng chống các bệnh lây nhiễm, tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân tham gia ủng hộ các chương trình hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn do Hội tổ chức...

Đặc biệt trong dịp kỷ niệm chào mừng 65 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Thành phố nhiều phong trào thi đua được triển khai tổ chức tới các cấp Hội như: Tuyên truyền lịch sử vẻ vang 65 năm xây dựng và phát triển Hội Chữ thập đỏ Thành phố; Phát động cuộc thi viết “Sáng mãi những tấm lòng nhân đạo“; Tổ chức Lễ mittinh, liên hoan, văn nghệ, tuyên truyền kỷ niệm gắn với tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhiệm kỳ 2022-2027; Biểu dương, tôn vinh khen thưởng 65 cán bộ hội viên tiêu biểu; Tổ chức các hoạt động nhân đạo, xây dựng các công trình nhân đạo, vận động nguồn lực hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn... chào mừng kỷ niệm.

Tin tưởng rằng với sự nỗ lực, chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ Hội công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ Thành phố Hà Nội ngày càng phát triển. Đặt thêm những cột mốc, dấu ấn trên các hành trình nhân ái tiếp theo.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây